CHUYÊN ĐỀ:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN HIỆU QUẢ QUA CÁCH XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH “PROJECT"
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn chuyên đề
1. Cơ sở lí luận
Phương pháp học tập theo dự án (Project-based learning - PBL) là mô hình học tập mới giúp phát triển kiến thức cùng các kĩ năng của học sinh thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ. Nó khuyến khích học sinh tự tìm tòi và trau dồi kiến thức cũng như hiện thực hoá kiến thức trong quá trình tự mình tạo ra sản phẩm học tập. Hiện nay, đây là một trong các phương pháp hiệu quả nhất đang được áp dụng để dạy môn Tiếng Anh sử dụng bộ sách giáo khoa Global Success.
Có rất nhiều định nghĩa về đường hướng dạy học thông qua dự án. Theo Moss, D. và Duzer, V.C. (1998) thì phương pháp học thông qua dự án là một đường hướng mang tính hướng dẫn cao. Giáo viên phải tạo tình huống cho người học bằng cách nêu ra vấn đề mà học sinh cần giải quyết hoặc đưa ra một mô hình sản phẩm mà học sinh cần phải làm được sau khi hoàn thành dự án. Do đó điểm quan trọng nhất của đường hướng này là có thể thấy rõ được một sản phẩm cụ thể hay một giải pháp tối ưu cho một vấn đề cụ thể. Theo Thomas, (2000) thì việc học tập thông qua các dự án có đặc điểm tổng quát nhất là dựa trên những nhiệm vụ cụ thể, những hoạt động cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định và sau khi kết thúc dự án sẽ đạt được một kết quả cụ thể; lưu ý rằng người hướng dẫn dự án phải cho những người thực hiện cơ hội để làm việc một cách tự chủ, một khoảng thời gian hợp lý và giúp họ hình dung ra sản phẩm mà họ cần phải đạt được là gì. Mỗi học giả có một cách định nghĩa về PBL khác nhau nhưng họ đều rút ra những đặc điểm chung rất cụ thể và đặc sắc của đường hướng này như sau:
Định hướng hứng thú cho người học: PBL giúp cho học sinh tự thấy được những tiến bộ của mình trong quá trình thực hiện và hoàn thành các dự án. Khác với cách học truyền thống, với phương pháp dạy học theo dự án học sinh được tham gia chọn nội dung cũng như đề tài phù hợp với khả năng của bản thân, nhờ đó tạo ra hứng thú cho các em.
Định hướng thực tiễn: PBL phải có tính thực tiễn, không chỉ là những lý thuyết suông trong sách vở. Với các dự án mang chủ đề từ thực tiễn xã hội, thực tiễn của nghề nghiệp cũng như từ cuộc sống. Thông qua đó, giúp các em liên hệ với thực tiễn và cảm thấy hứng thú hơn. Ngoài ra, dự án học tập còn có ý nghĩa thực tiễn xã hội khi mà việc học tập của các em được gắn với cuộc sống hằng ngày. Với cách thực hiện đúng và trong các trường hợp lý tưởng nó có thể tạo ra tính tích cực cho xã hội.
Tính tự lực cho học sinh: PBL phải do học sinh tự thực hiện. Trong quá trình học, các học sinh phải tự lực, tự ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em có sự tự giác, tính trách nhiệm, sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Thế nhưng, các giáo viên cũng cần dựa vào tình hình thực tế khả năng của các em để thực hiện.
Mang tính liên môn, phức hợp: PBL trong dạy và học bộ môn Tiếng Anh đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức ngôn ngữ có sự liên kết, xâu chuỗi nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề.
Cộng tác làm việc: Việc học theo phương pháp dự án ở môn Tiếng Anh là chia theo nhóm, các em học sinh được phân chia nhiệm vụ, các em cần phải biết cách tìm kiếm thông tin và phối hợp cũng như làm việc của bản thân, thực hiện nhiệm vụ của mình.
Định hướng hành động: Giúp các em học sinh có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực hành.
Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học, các sản phẩm được tạo ra theo định hướng với chức năng, công dụng riêng.
Đối với các nhiệm vụ học tập trong phần “project” (bài tập thực hành lớn) của các SGK tiếng Anh Global Success nói chung và SGK tiếng Anh 8 Global Success nói riêng, học sinh phải thể hiện được những kiến thức mà các em đã được giáo viên truyền tải về một chủ đề cụ thể nhất định thông qua 7 đơn vị bài học; vận dụng lượng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, kiến thức về ngữ âm, tham khảo các bài đọc và những ý tưởng gợi ý trong sách giáo khoa kết hợp với kiến thức và vốn hiểu biết nền tảng của các em; áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành project đã được giáo viên hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm học tập cuối cùng, được trình bày dưới dạng kĩ năng nói, thuyết trình tiếng Anh (Speaking) trước tập thể lớp hoặc tự quay phim thành một video lưu lại như một sản phẩm/ đầu ra (output) của quá trình học tập, lĩnh hội và thực hành ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này trong các trường phổ thông nói chung và trường THCS Tiền Tiến nói riêng vẫn còn rất hạn chế.
Trong xã hội hiện tại, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn. Nó còn là phương tiện, công cụ giúp đất nước ta hoà nhập với cộng đồng Quốc tế và khu vực. Tiếng Anh giúp chúng ta tiếp cận được những thông tin quốc tế về khoa học kỹ thuật, giáo dục văn hoá, y tế, công nghiệp, nông nghiệp... đang thay đổi từng ngày. Nó còn giúp chúng ta tiếp cận các nền văn hoá tiên tiến cũng như các sự kiện quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình học và sử dụng tiếng Anh, đại đa số học viên đều gặp khó khăn với kỹ năng nói, thuyết trình. Họ thường chưa tự tin để trình bày các ý tưởng của mình bằng tiếng Anh một cách trôi chảy và thuyết phục người nghe. Bởi vì thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, mà còn bao gồm việc tổ chức nội dung một cách có logic, hấp dẫn và dễ hiểu. Người trình bày cần phải chọn lọc và sắp xếp thông tin sao cho nó phù hợp với mục tiêu của thuyết trình và sự hiểu biết của khán giả. Sự sáng tạo và khả năng tương tác với khán giả cũng là yếu tố quan trọng khi thuyết trình. Rất nhiều người mặc dù có thể hiểu và áp dụng ngữ pháp để làm bài tập rất tốt, nhưng khả năng trình bày, thuyết trình lại bị hạn chế, không rõ ý tưởng. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là từ khi học tiếng Anh trong các trường phổ thông, học sinh chưa được hướng dẫn kĩ cũng như chưa có nhiều cơ hội để thực hành trình bày các bài nói, bài thuyết trình về các chủ đề mà các em đã học.
2. Cơ sở thực tiễn
Bộ sách giáo khoa tiếng Anh Global Success bắt đầu được một số trường THCS lựa chọn áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với trình độ lớp 6, sang năm học 2022-2023 áp dụng với trình độ lớp 7, và năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên áp dụng với trình độ lớp 8. Chính vì vậy, mặc dù đã được làm quen với phương pháp PBL nhưng để áp dụng cụ thể vào SGK lớp 8 thì bản thân tôi và các đồng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn thứ nhất là nhiều học sinh chưa nhận thức được các lợi ích của việc làm “project” (dự án) theo nhóm. Do đó, khi được triển khai thực hiện học sinh thường chỉ làm qua loa, mang tính chất đối phó. Một số nhóm chỉ download các sản phẩm trên mạng hoặc nhờ người làm hộ, điều này không phát huy được các lợi ích của việc làm dự án.
Khó khăn thứ hai là sĩ số các lớp học đều đông, trình độ học sinh không đồng đều. Trung bình, sĩ số mỗi lớp khoảng 45 học sinh với lực học khác nhau, nên việc chia nhóm làm việc cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. Việc hướng dẫn của giáo viên đối với mỗi tập thể lớp nói chung và từng nhóm học sinh có lực học ở mức trung bình yếu nói riêng nếu không đủ cụ thể, rõ ràng, khoa học và dễ hiểu thì việc xây dựng nội dung và tiến hành làm project của học sinh sẽ khó mà thành công.
Khó khăn thứ ba là chỉ có rất ít các học sinh trong lớp được gia đình trang bị cho thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học tập. Ngày nay, các thiết bị như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh giúp học sinh dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận thông tin thông qua các trình duyệt web như google, coc coc,… cũng như chuẩn bị và củng cố bài học trên các ứng dụng như hoclieu.vn, sachmem.vn,… Nhiều học sinh chỉ có thể tranh thủ mượn điện thoại thông minh của phụ huynh vào ngày nghỉ hoặc các buổi tối để tìm kiếm thông tin, hình ảnh,…phục vụ cho bài tập, dự án nhóm vì gia đình chưa có điều kiện để trang bị máy vi tính cho việc học tập của các em.
Khó khăn thứ tư là quá trình thay đổi vai trò của người dạy và người học khiến học sinh bối rối, chưa kịp thích nghi. Thách thức đôi khi bắt nguồn từ chính học sinh do các em đã nhiều năm quen với cách học truyền thống (học sinh thường thụ động), nhưng khi áp dụng phương pháp học tập thực hiện dự án lại đòi hỏi học sinh phải có được sự chủ động, còn giáo viên thì chỉ đóng vai trò hướng dẫn, tư vấn. Thực tế, các học sinh có lực học môn tiếng Anh từ mức dưới trung bình đến trung bình - khá thường bị bối rối trong việc xây dựng một bài thuyết trình và thể hiện nó trước tập thể lớp học. Chính thói quen ngại khó và vấn đề không biết chính xác phải tiến hành các bước nào để có một bài thuyết trình đạt yêu cầu cơ bản đã khiến các em không mặn mà với các nhiệm vụ học tập trong phần “project” của mỗi Unit. Điều này, lâu ngày sẽ dẫn đến một hệ quả là học sinh đã được học hết các bài học, các kỹ năng ở từng chủ đề bài học nhưng cũng không thể trình bày được các ý tưởng của mình bằng tiếng Anh một cách hợp lí dù ở dạng văn bản viết hay nói.
Khó khăn thứ năm là giáo viên thường bị áp lực lớn về mặt thời gian trong giảng dạy. Giáo viên phải vừa đảm bảo mục tiêu kiến thức của mỗi tiết học, đồng thời cũng cần dành tối đa thời gian có thể cho học sinh thực hành thuyết trình trước lớp. Ngoài ra, để học sinh thực sự hứng thú và nghiêm túc với nhiệm vụ thực hiện “project”, giáo viên cũng cần đồng hành cùng các em. Ví dụ: Giáo viên phải tranh thủ mọi thời gian có thể như: giờ ra chơi, giờ nghỉ trưa, các buổi tối,….để hướng dẫn cũng như giải đáp các câu hỏi từ phía học sinh bao gồm phần ý tưởng, nội dung của bài thuyết trình và cách dùng các ứng dụng Powerpoint hoặc Canva để chèn các file ảnh, video, …minh hoạ cho bài thuyết trình thêm sinh động.
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp THCS, tôi luôn trăn trở và băn khoăn về việc phải làm thế nào để giúp các em học sinh tiếp cận được Tiếng Anh một cách dễ dàng, có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong học tập, công việc và đời sống thực tế thông qua bốn kỹ năng cơ bản, đặc biệt là hai kỹ năng đầu ra: “Viết - Nói”. Từ kinh nghiệm giảng dạy và làm việc thực tế, bản thân tôi nhận thấy việc hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành project sẽ giúp các em có định hướng đúng và dễ dàng hơn khi thực hiện các nhiệm vụ trong học tập. Ví dụ: Học sinh sẽ biết cách phối hợp, áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành project vào giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ học tập trong phần “project” ở cuối mỗi đơn vị bài học lớn. Học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong việc tự mình hoặc kết hợp với cả nhóm nêu ra và trình bày các ý tưởng của bản thân. Do đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project”, môn tiếng Anh 8 để nghiên cứu và áp dụng thực tế tại trường THCS Tiền Tiến, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
II. Nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Nhiệm vụ của chuyên đề
Chuyên đề nhằm tìm hiểu thái độ của các em học sinh đối với đường hướng dạy học thông qua dự án (Project based learning); đưa ra một số gợi ý trong việc xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project”, áp dụng trong quá trình thực hiện dự án học tập bộ môn Tiếng Anh nhằm tạo hứng thú, niềm say mê, yêu thích môn học cũng như rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổng hợp, hành văn logic, mạch lạc về các chủ đề đã học, và rèn kĩ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông bằng Tiếng Anh cho học sinh khối 8, trường THCS Tiền Tiến – thành phố Hải Dương.
2. Cấu trúc của chuyên đề
Cấu trúc của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề: Giới thiệu những cơ sở chung của chuyên đề như: Lý do chọn chuyên đề; nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp và phạm vi nghiên cứu,...
Phần II: Giải quyết vấn đề: Các giải pháp, biện pháp thực hiện chuyên đề:
+ Phân tích các lợi ích của phương pháp PBL (Project based - Learning).
+ Phân chia nhóm học sinh hợp lý.
+ Cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project” (dự án).
+ Kết quả đạt được.
+ Bài học kinh nghiệm.
Phần III: Kết luận và kiến nghị: Trình bày những ý kiến kết luận, và những hạn chế cơ bản, các kiến nghị của chuyên đề này cũng như các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
3. Đối tượng, phạm vi triển khai thực hiện chuyên đề
Chuyên đề: Áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project” được thực hiện với bộ môn Tiếng Anh, chương trình SGK Tiếng Anh 8, đối tượng là học sinh khối 8, năm học 2023 – 2024.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Gồm phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết… nhằm thu thập thông tin trên cơ sở nghiên
cứu các văn bản, tài liệu liên quan tới dạy học theo phương pháp thông qua dự án (Project base learning) để rút ra kết luận cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm quan sát thực tế, nghiên cứu sự thay đổi về số lượng và chất lượng các sản phẩm “project” của học sinh; thống kê dưới dạng số liệu, tỷ lệ phần trăm học sinh tích cực tham gia hoạt động “project” trước và sau khi áp dụng chuyên đề vào dạy học thực tế.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tên chuyên đề
“Áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project" ”.
2. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
2.1. Phân tích các lợi ích của phương pháp PBL (Project based - Learning)
Thực hiện “project” hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. Theo chuyên gia David Sersey trình bày trong hội thảo chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo bộ SGK tiếng Anh Global Success lớp 8 thì phương pháp học tập theo dự án mang lại những lợi ích như:
- Increased motivation (Thúc đẩy động cơ học tập)
- Integrates All Five Skills (Kết hợp được cả 5 kỹ năng): Thinking-Reading-Writing-Listening-Speaking (Suy nghĩ - Đọc - Viết - Nghe - Nói).
- Autonomous learning (Học tập chủ động)
- There are explicit learning outcomes (Có kết quả học tập rõ ràng)
- Authentic tasks (Các nhiệm vụ thật gắn liền với học sinh)
- Learners often get help from parents (Học sinh thường xuyên nhận được sự giúp đỡ từ bố mẹ)
- Interpersonal relations (Phát triển các mối quan hệ cá nhân)
- A break from routine (Giải lao sau các bài học thường ngày)
Việc giải thích cho học sinh về các lợi ích trên là vô cùng quan trọng, giúp học sinh nhận thức được sâu sắc các lợi ích khi thực hiện Project qua đó học sinh sẽ có động lực tham gia tốt hơn.
2.2. Phân chia nhóm học sinh hợp lý
Để khắc phục các khó khăn do lớp học đông học sinh, trình độ học sinh khác nhau, thiếu các thiết bị công nghệ hỗ trợ việc học, … mang lại, việc chia nhóm học sinh làm việc cần cân nhắc nhiều yếu tố như:
- Trang thiết bị làm việc của nhóm học sinh: Giáo viên và học sinh nên cân nhắc để đảm bảo mỗi nhóm có ít nhất một học sinh có máy vi tính, hoặc điện thoại thông minh.
- Vị trí địa lý, nơi ở của các học sinh trong mỗi nhóm nên gần nhau để thuận tiện cho việc đi lại, thảo luận, phân công nhiệm vụ.
- Xem xét trình độ của các thành viên trong nhóm để có thể bổ trợ cho nhau, giúp phát huy hiệu quả cao nhất của hoạt động nhóm. Mỗi nhóm cần đảm bảo có học sinh có trình độ tiếng Anh khá để hướng dẫn nhóm thực hiện thuyết trình trước lớp hoặc quay video bài nói của nhóm được tốt hơn.
- Bạn trưởng nhóm phải là học sinh có kỹ năng lãnh đạo, phân công công việc cho các bạn trong nhóm hợp lý và khi có xung đột hoặc mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong nhóm thì cần đứng ra hòa giải.
2.3. Cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project”
Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cần thực hiện theo các bước chi tiết, mỗi bước sẽ có nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh.
2.3.1. Chuẩn bị cho dự án
- Giáo viên phải thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm “project” với học sinh từ đầu năm học.
Criterias for giving mark of speaking test/ presentation (Tiêu chí chấm điểm phần kiểm tra kĩ năng nói/ bài thuyết trình)
|
STT
|
Các tiêu chí đánh giá
|
Điểm
|
1
|
Fluency & Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
|
25% (2,5đ)
|
2
|
Pronunciation & intonation (Phát âm và ngữ điệu)
|
25% (2,5đ)
|
3
|
Lexical Resource (Vốn từ vựng: Cách dùng từ đa dạng, chính xác theo ngữ cảnh, chủ đề)
|
25% (2,5đ)
|
4
|
Grammatical Range & Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của Ngữ pháp)
|
25% (2,5đ)
|
Tổng
|
4 tiêu chí cơ bản
|
100% (10đ)
|
Chú ý: Giáo viên xem xét các yếu tố sau để cộng thêm điểm thưởng cho (nhóm) học sinh: sự tự tin trước đám đông, thuyết trình tự nhiên, tương tác với khán giả tốt,… - Chuẩn bị các dụng cụ, tài liệu để thực hiện dự án.
a. Hoạt động của giáo viên ở bước chuẩn bị:
- Giáo viên phải là người đưa ra các câu hỏi liên quan tới nội dung học và gần với sự hiểu biết của các em học sinh. - Giáo viên phân nhóm học sinh (đảm bảo mức học lực trung bình của các thành viên giữa các nhóm; có các bạn khá hơn để kèm các bạn yếu hơn). - Giáo viên giao các nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách thức tiến hành để giải quyết được vấn đề.
b. Hoạt động của các học sinh ở bước chuẩn bị:
- Thứ nhất, học sinh cần xác định đối tượng tiếp nhận, nội dung, hình thức thể hiện và mục tiêu của sản phẩm project (bài thuyết trình). Các em cần trả lời được các câu hỏi:
* Người nghe bài thuyết trình là ai? Trước khi bắt đầu chuẩn bị một bài thuyết trình bạn cần hiểu rõ ai là người sẽ nghe bài thuyết trình của bạn? Điều này giúp lựa chọn nội dung phù hợp và cách trình bày thích hợp với khán giả.
* Nội dung mình muốn truyền tải đến người nghe là gì? Sau khi xác định được đối tượng, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi bạn thuyết trình về cái gì? Bạn không thể thuyết trình trước đám đông một vấn đề mà không ai quan tâm đến nó cả. Bằng cách xác định đúng nội dung cần khai thác, bàn luận học sinh sẽ có hướng thu thập thông tin liên quan một cách chuẩn xác. Học sinh làm việc theo nhóm để dự kiến các vật liệu, phương tiện, phương pháp hay kinh phí thực hiện công việc; thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng cho bài thuyết trình của nhóm.
* Cách thức trình bày bài thuyết trình? Đây là một câu hỏi quan trọng. Sự thành công của bài thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Powerpoint, video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn.
* Mục tiêu bài thuyết trình của mình là gì? Học sinh cần xác định mục đích của bài thuyết trình một cách rõ ràng: Bạn mong muốn người nghe phản ứng ra sao với bài thuyết trình của mình?
2.3.2. Thực hiện dự án
a. Hoạt động của giáo viên trong quá trình thực hiện dự án:
- Hướng dẫn và luôn theo sát việc thực hiện của các học sinh, đánh giá kết quả thực hiện. - Chuẩn bị các điều kiện, vật dụng cho các em thực hiện dự án. - Tạo và chuẩn bị cơ sở, liên hệ khách mời cho học sinh (nếu cần).
b. Hoạt động của học sinh trong trong quá trình thực hiện dự án:
- Các trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên để hoàn thành dự án (tuỳ theo khả năng của từng thành viên để giao nhiệm vụ hợp lí, vừa sức,…) - Tìm nguồn thông tin trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc nhờ thêm sự tư vấn, giúp đỡ từ giáo viên. - Lập dàn ý và hoàn thiện nội dung chi tiết của bài thuyết trình: một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Giới thiệu tổng quan về nội dung, các nội dung chính và tóm lược lại chủ đề của bài thuyết trình. Tại sao vậy? Cấu trúc bài thuyết trình này giúp người nghe cảm nhận được sự chuyển động, tiến lên phía trước và dễ nhớ. - Liên tục cập nhật cho giáo viên tình hình, tiến độ thực hiện dự án để có phương án thay thế (nếu cần).
Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Không làm mất thời gian của người nghe; - Hiểu người nghe là ai và điều mà họ mong đợi từ một bài thuyết trình; - Cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng, logic; - Đặt những điểm nổi bật, nhấn mạnh những điểm quan trọng ở ngay phần đầu của bài thuyết trình để thu hút sự chú ý của khán giả; - Trình bày bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn; - Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe;
2.3.3. Kết thúc dự án
Thực hiện thuyết trình: Thuyết trình (trình bày sản phẩm học tập của mình) trước lớp là hoạt động cuối cùng mà học sinh cần làm để hoàn thành dự án học tập của mình. Tác phẩm sẽ hoàn hảo hơn nếu có sự tương tác giữa người thuyết trình và các khán giả (là các thành viên của các nhóm khác).
- Giáo viên và các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi và đánh giá sản phẩm dự án (bài thuyết trình) của các nhóm (vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực: 3-2-1 trong nhận xét, đánh giá: Đưa ra: 3 lời khen, 2 góp ý bổ sung và 1 điểm cần cải thiện).
- Để có được một dự án học tập hiệu quả, học sinh cần nhớ những nguyên tắc dưới đây khi thực hiện thuyết trình về sản phẩm “project” của nhóm mình.
a. Thời gian thuyết trình: Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt mỏi vì bài thuyết trình quá dài.
b. Các thiết bị hỗ trợ: Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp.
c. Luyện tập thuần thục: Bạn đã hiểu mọi thứ, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ từ file Powerpoint/ Canva có chèn sẵn các hình ảnh, video liên quan hoặc một tấm “poster” minh họa nhưng chưa chắc khi đứng trước đám đông bạn sẽ nói tốt. Vì vậy, trước buổi diễn thuyết, bạn nên đứng trước gương, tập nói/ thuyết trình thử . Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
d. Thông điệp truyền tải ngắn gọn, súc tích, biểu cảm: Khán thính giả muốn xem và nghe bạn thuyết trình chứ không phải là nghe bạn kể một câu chuyện, hãy nói làm sao cho họ tiếp nhận được thông tin càng nhiều càng tốt thay vì kể một câu chuyện dài lê thê.
e. Trình bày nội dung sinh động, cuốn hút: Hãy dùng mọi phương tiện hỗ trợ để làm cho bài thuyết trình của mình trở nên sinh động hơn. Kỹ năng thuyết trình cũng như các kĩ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút người nghe, làm thế nào để truyền đạt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một nghệ thuật.
+ Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn. + Sử dụng ngôn ngữ hình thể (cử chỉ tay, ánh mắt, nụ cười…) + Lên xuống giọng hợp lí, để tránh nhàm chán và ru ngủ khán giả. + Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh.
2.3.4. Áp dụng cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành project vào giải quyết nhiệm vụ học tập trong phần Project, tiếng Anh lớp 8 Global Success.
- Giáo viên có thể linh động chia lớp thành nhiều nhóm gồm 3 đến 6 thành viên/ nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm học sinh liên quan đến chủ đề của bài học lớn (unit).
- Các nhóm học sinh vận dụng các bước làm một bài thuyết trình đã được giáo viên hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm dự án học tập hợp lí nhất có thể theo ý tưởng riêng của nhóm mình.
- Học sinh cần đều đặn thực hành làm việc theo cặp, nhóm hoặc cá nhân để tạo ra một sản phẩm theo hình thức học tập dự án (Project-based learning).
- Mặc dù, phần “project” là nhiệm vụ cuối cùng (lesson 7) của mỗi đơn vị bài học lớn nhưng giáo viên cần giao nhiệm vụ để học sinh chuẩn dần từ tiết học đầu tiên của mỗi “unit”. Học sinh thực hiện thu thập thông tin, kiến thức, từ vựng, ngữ pháp qua từng tiết học (Lesson 1 đến hết lesson 7).
- Ví dụ 1: Unit 5: “Our customs and traditions”
Ngay từ lesson 1, Unit 5: “Our customs and traditions”, giáo viên cần định hướng, gợi ý cho học sinh về một số ý tưởng mà các nhóm có thể triển khai cho phần dự án học tập của chủ đề này, chẳng hạn:
+ Group 1: Talking about “My village festival”.
+ Group 2: Talking about “ Customs and traditions of The Tay ethnic group in Vietnam”.
+ Group 3: Talking about “Mid – Autumn festival in my town”.
+ Group 4: Talking about “Tet holiday in my country”.
+ Group 5: Talking about “ Traditional costumes for Vietnamese women”. ……………….
- Ví dụ 2: Unit 8: “Shopping”
Ngay từ lesson 1, Unit 8: “Shopping”, giáo viên cần định hướng, gợi ý cho học sinh về một số ý tưởng mà các nhóm có thể triển khai cho phần dự án học tập của chủ đề này, chẳng hạn:
+ Group 1: Talking about “Shopping at the floating market”.
+ Group 2: Talking about “ Shopping at the supermarkets”.
+ Group 3: Talking about “Shopping on social networks and selling websites” (Online shopping).
+ Group 4: Talking about “Shopping at the local markets”.
+ Group 5: Talking about “Shopping at the cuisine fairs”. ………….
- Các nhóm trưởng tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong việc tìm kiếm thông tin, đóng góp ý tưởng, lập dàn ý, viết lời bài thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh, video, dẫn chứng minh hoạ cho phần thuyết trình đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia vào quá trình thực hiện dự án học tập và có cơ hội để tham gia thuyết trình trước lớp.
- Giáo viên ấn định thời gian thuyết trình cho mỗi nhóm là từ 3-5 phút (có thể quay video hoặc thuyết trình trực tiếp),…
- Một số hình ảnh và video (trước và sau khi áp dụng chuyên đề vào giảng dạy thực tế):
+ Một số hình ảnh và video (trước khi áp dụng chuyên đề): Chỉ có các bạn học sinh khá giỏi thuyết trình đơn lẻ và chưa tự tin (chủ yếu là các học sinh gửi bài cho giáo viên).
+ Một số hình ảnh và video (sau khi áp dụng chuyên đề): Hầu hết các học sinh đều tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm “project” và tiến hành thuyết trình theo nhóm trước lớp.
3. Kết quả đạt được
Sau quá trình triển khai đồng thời các cách xây dựng nội dung và các biện pháp tiến hành làm project, kết quả đạt được tại các lớp 8, trường THCS Tiền Tiến của chúng tôi đã có nhiều thay đổi tích cực:
+ Số lượng và chất lượng của các sản phẩm Project do các nhóm học sinh trực tiếp thuyết trình trên lớp và nộp về cho giáo viên (quay video) đã được nâng cao rõ rệt.
+ Các nhóm đã tương đối thành thạo với cách thức thực hiện project đã được hướng dẫn và thực hành. Vì vậy, các em học sinh đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt, có nhiều nhóm học sinh còn sáng tạo vượt sự mong đợi của các thầy cô khi sử dụng thêm nhiều phần mềm, ứng dụng công nghệ khi thực hiện dự án và tạo ra các sản phẩm “project “hấp dẫn, tạo hứng thú cho các nhóm học sinh khác.
+ Kỹ năng làm việc nhóm của học sinh cũng được nâng cao rõ rệt khi các nhóm đã biết tận dụng điểm mạnh của mỗi cá nhân. Ví dụ như nhóm có bạn thành thạo công nghệ thông tin, có bạn lại rất tự tin khi thuyết trình, có bạn đóng góp rất nhiều ý tưởng sáng tạo. Các cá nhân đã phối hợp nhịp nhàng, có tinh thần trách nhiệm cao và truyền cảm hứng cho rất nhiều học sinh khác,…
+ Trong các giờ học bộ môn Tiếng Anh, đã có nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu bằng Tiếng Anh hơn hẳn so với năm học trước. Học sinh tự tin và hào hứng với kĩ năng nói Tiếng Anh hơn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông, tập thể để trình bày bài học, thuyết trình,…
+ Số liệu thống kê số lượng học sinh không chủ động tham gia hoạt động project HKII năm học 2022-2023 (trước khi áp dụng chuyên đề):
Lớp
|
Sĩ số
|
Số lượng
|
%
|
8A
|
44
|
14
|
31.8 %
|
8B
|
45
|
16
|
35.5 %
|
8C
|
47
|
15
|
31.9 %
|
8D
|
46
|
16
|
34.8 %
|
Tổng
|
182
|
61
|
33.5 %
|
+ Số liệu thống kê số lượng học sinh không chủ động tham gia hoạt động project HKI năm học 2023-2024 (sau khi áp dụng chuyên đề):
Lớp
|
Sĩ số
|
Số lượng
|
%
|
8A
|
44
|
4
|
9.1 %
|
8B
|
45
|
3
|
6.7 %
|
8C
|
47
|
5
|
10.6 %
|
8D
|
46
|
4
|
8.7 %
|
Tổng
|
182
|
16
|
8.8 %
|
4. Bài học kinh nghiệm
* Đối với giáo viên
- Để chuẩn bị tốt cho một bài thuyết trình của nhóm học sinh (trong trường hợp học sinh sử dụng file Powerpoint/ Canva là phương tiện minh hoạ cho phần thuyết trình), giáo viên phải đảm bảo các trang thiết bị cần thiết như: Tivi thông minh, máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, bút chỉ slide, mạng Internet ổn định, ... Nếu học sinh dùng tranh ảnh, poster để thuyết trình thì giáo viên cần hỗ trợ các em chuẩn bị nam châm, que chỉ bảng, vv...
- Giáo viên cũng cần tư vấn cho các nhóm học sinh việc bầu chọn bạn trưởng nhóm, người chịu trách nhiệm chính trong việc gắn kết các thành viên của nhóm, phân công, chỉ đạo, tổng hợp chính các hoạt động trong nhóm và thường cũng là thành viên thuyết trình chính (dẫn lời hay tổng kết bài thuyết trình) của mỗi nhóm. Một người trưởng nhóm tốt sẽ quyết định rất nhiều tới sự thành công của sản phẩm “project” của mỗi nhóm.
- Trước khi một nhóm học sinh bất kì lên thực hiện nhiệm vụ thuyết trình về sản phẩm “project” của mình trước lớp, giáo viên cần nhắc lại các yêu cầu về mặt thời gian, phong cách, thái độ lúc thuyết trình và sự kết hợp, chuyển giao ăn ý giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, giáo viên cũng cần đảm bảo các học sinh còn lại dưới lớp phải giữ trật tự, lắng nghe phần thuyết trình của bạn mình để sau khi bài thuyết trình kết thúc, các học sinh dưới lớp có thể đặt câu hỏi hoặc trả lời được các câu hỏi liên quan của nhóm thuyết trình hoặc của giáo viên. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi mọi thành viên trong lớp phải giữ trật tự và nghiêm túc lắng nghe bạn của mình thì các em mới học được nhiều kiến thức, kĩ năng.
- Giáo viên trực tiếp góp ý và lấy cả ý kiến nhận xét của các học sinh khác trong lớp về phần trình bày của từng thành viên trong nhóm thuyết trình; giáo viên cho điểm dựa vào các tiêu chí đánh giá chung, đồng thời cũng có phần điểm thưởng cho những nỗ lực tích cực từ từng thành viên trong mỗi nhóm. Đôi khi, phần thể hiện thuyết trình của các thành viên trong một nhóm có sự chênh lệch nhiều về kiến thức, kĩ năng,... thì giáo viên sẽ cân nhắc cho điểm từng thành viên thay vì cho điểm đồng đều tất cả các thành viên trong nhóm.
- Thời lượng các tiết học trên lớp có hạn. Do đó, giáo viên sẽ cân nhắc chỉ định mỗi tuần sẽ có một hoặc vài nhóm tuyết trình trước lớp vào các tiết học kĩ năng nói, giao tiếp hay “project” của mỗi Unit sao cho đảm bảo mỗi nhóm sẽ ít nhất được thuyết trình trực tiếp trước lớp 2 lần/ học kì. Các nhóm không thuyết trình trước lớp cần quay video bài thuyết trình của nhóm mình, gửi cho giáo viên để được nhận xét, đánh giá và lấy điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kĩ năng nói cuối mỗi học kì.
* Đối với học sinh
- Trưởng nhóm cần có những cuộc họp nhóm ngắn vào giờ ra chơi hoặc cuối buổi học để phân công nhiệm vụ, cập nhật tiến độ làm việc nhóm của từng thành viên trong nhóm, thông báo lịch chốt cho từng nhiệm vụ nhỏ, tổng hợp thông tin từ các thành viên khác, sắp xếp và hẹn lịch làm việc của nhóm vào một buổi chiều nào đó (chủ yếu để khớp lời giữa các đoạn thuyết trình). Nếu có những khó khăn không tự giải quyết được về mặt nhân sự, nội dung hay tiến độ hoàn thành sản phẩm “project” nhóm, trưởng nhóm sẽ đại diện nhóm để xin sự tư vấn, hỗ trợ từ phía giáo viên bộ môn Tiếng Anh một cách kịp thời.
- Mỗi học sinh cần nêu cao ý thức tự học, tự tìm tòi cũng như tinh thần đội nhóm để hoạt động của nhóm được diễn ra thuận lợi, hiệu quả; các thành viên cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập để trở thành những đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến, nếu không mỗi em có thể bị bạn bè tẩy chay và không nhóm nào muốn làm việc cùng nữa.
- Khi các học sinh đã biết mình cần thuyết trình nội dung gì trước lớp, các em cần kiểm tra lại cách phát âm của các từ Tiếng Anh mới, dài hoặc khó bằng cách tra từ điển Anh - Anh “Oxford” trực tuyến tại địa chỉ trang web dưới đây: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/ để các em có thể phát âm chuẩn xác nhất có thể từng từ, từng câu nói của mình. Về lâu dài, phương pháp này sẽ giúp các em rèn phát âm một cách chủ động và hiệu quả. Các em sẽ tự tin hơn để nói Tiếng Anh và thuyết trình mạch lạc trước đám đông; không còn tâm lí e sợ rằng mình phát âm sai nên chỉ dám nói nhỏ.
- Để có thể tự tin thuyết trình trước lớp, trước tiên mỗi học sinh cần có khoảng thời gian luyện tập nói cho thật thuần thục tại nhà. Học sinh có thể dùng điện thoại để quay lại lúc thuyết trình (không nhìn giấy, tài liệu) và tự xem lại để nhận thấy những điểm chưa đạt của bản thân. Từ đó, các em sẽ tự điều chỉnh âm lượng, ngữ điệu, phong cách, ngôn ngữ của mình sao cho mỗi em là phiên bản tốt nhất của chính mình. Các em cũng học hỏi kĩ năng thuyết trình từ các học sinh khá, giỏi, tự tin .... khác để cải thiện kiến thức, kĩ năng bản thân.
- Học sinh tối kị việc trình bày phần thuyết trình về sản phẩm “project” của mình theo kiểu đứng trên bục giảng, quay lưng về phía khán giả, đọc phần lời trên từng “slide” của file Powerpoint/ Canva một cách lí nhí và không hề có tương tác gì với các bạn trong lớp. Tuỳ vào năng lực, các em có thể chỉ thuyết trình một phần ngắn, đơn giản nào đó nhưng phải thực sự là thuyết trình, không phải đọc bài.
- Một số nhóm học sinh viết rất nhiều chữ trên một “slide powerpoint”, rồi nhìn vào đó để đọc gây cảm giác nhàm chán cho người nghe. Thay vào đó, các em cần sử dụng nhiều hình ảnh minh hoạ hơn; trên mỗi “slide”, các em chỉ để một số từ hoặc cụm từ khoá để giúp các em nhớ mạch nội dung bài thuyết trình cũng như giúp khán giả hứng thú và dễ dàng hiểu được thông điệp, nội dung sản phẩm “project” của cả nhóm hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả trên cho chúng ta thấy việc áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project” sau khi được áp dụng vào giảng dạy với đối tượng học sinh khối 8, trường THCS Tiền Tiến đã mang lại hiệu quả tích cực vì nó giúp học sinh cảm thấy gần gũi, dễ hiểu, tự tin, và hứng thú hơn với việc thực hiện xây dựng nội dung và thuyết trình sản phẩm “project” của các chủ đề đã được học trước lớp.
Từ hiệu quả trên, tôi rất mong chuyên đề này sẽ được nhân rộng trong giảng dạy đối với các khối, lớp, trường khác nhằm thúc đẩy phong trào học Tiếng Anh theo phương pháp dự án học tập, nhằm phát huy tối đa năng lực giao tiếp tiếng Anh cho học sinh tại các trường phổ thông nói chung và học sinh cấp THCS tại trường THCS Tiền Tiến nói riêng.
2. Kiến nghị
a. Với giáo viên - Giáo viên cần tích cực nghiên cứu chương trình, SGK, yêu cầu cần đạt mỗi tiết học, mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; tổ chức dạy học ở các môi trường khác nhau như trong lớp, ngoài sân trường, khu trải nghiệm … để học sinh có cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất tốt hơn.
- Giáo viên tăng cường thực hiện thường xuyên và sâu rộng biện pháp áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project” trong các tiết dạy ở mỗi bài học của từng unit nhằm giúp học sinh có cơ hội và biết cách xây dựng nội dung và trình bày sản phẩm “project” liên quan của mình sau mỗi đơn vị bài học lớn (unit).
- Giáo viên cần linh hoạt khi tổ chức đánh giá học sinh.
b. Với các nhà trường và Phòng giáo dục
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp khu, cụm trường đối với môn Tiếng Anh: tập trung trao đổi, thảo luận nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học,…
- Tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để giáo viên có cơ hội tham gia giảng dạy, trải nghiệm và được học hỏi đồng nghiệp.
- Tích cực dự giờ, tư vấn phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học cho GV.
Trên đây là báo cáo về chuyên đề Áp dụng phương pháp thực hiện dự án hiệu quả qua cách xây dựng nội dung và các bước tiến hành “project". Tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp; các đồng chí lãnh đạo các cấp để chuyên đề được thành công tốt đẹp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
ENGLISH (Period: 67)
UNIT 8: SHOPPING
Lesson 7: Looking back and project
I. OBJECTIVES
By the end of this lesson, Ss will be able to gain the following things:
1. Knowledge
- Repeat and distinguish the uses of adverbs of frequency.
- Memorise the use of the present simple with future actions.
- Memorise some words related to shopping and online shopping.
2. Competences
- Develop communication skills and creativity.
- Develop presentation skill.
- Develop critical thinking skills.
- Be collaborative and supportive in pair work and teamwork.
- Actively join in class activities.
3. Personal qualities
- Consolidate ss’ awareness of shopping and online shopping.
- Have a positive attitude toward shopping places and favourite shopping places.
II. MATERIALS
- Teacher: Textbook, laptop, loudspeaker, TV, hoclieu.vn,…
- Students: Textbook, notebook, studying objects ,….
- Computer connected to the Internet
III. PROCEDURES
1. WARM-UP (5’)
a. Objectives:
- To create an active atmosphere in the class before the lesson;
- To help ss focus on the listening, remembering and writing the names of shopping places.
b. Content: Kim’s game
c. Outcomes: Ss can remember and take note the names of shopping places appeared in the video.
d. Organisation: Teacher’s instruction …
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES
|
CONTENTS
|
-T checks the Ss’ attendance.
Kim’s game:
- T asks students to work in groups of six students, then give each group one big sheet of paper and a marker.
- T explains the rule of Kim’s game carefully.
- T gets ss to watch a video clip of the topic “ Let’s go shopping” and try to remember all names of shopping places mentioned in this video.
- After finishing watching the video, within 1 minutes, each group of Ss has to write down as many shopping places as possible.
- After 1 minute, T asks the group leaders to stick their answer sheets on the board as quick as possible.
- T invites one of group leader to help the T to check the answers of every group while the T confirms the correct answer.
- T confirms the winner (the fastest group with the most correct answers) and give the small gifts for the winners.
- T leads in the new lesson and asks Ss to write down the main content of the lesson.
|
- The monitor reports the Ss’ attendance.
Answers:
1. Toy store
2. Supermarket
3. Bakery
4. Candy store
5. Cake shop
6. Book store
|
2. ACTIVITY 1: PRESENTATION (8’)
a. Objectives:
- To help Ss review the vocabulary they have learnt about shopping
- To help Ss use more vocabulary items they have learnt in the unit in different contexts.
b. Content:
- Task 1: Match the words/ phrases (1-5) with the respective meanings.
- Task 2: Complete the sentences with the best answer.
c. Outcomes:
- Ss can use the words they have learnt in different contexts.
d. Organisation: Teacher’s instruction …
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES
|
CONTENTS
|
Task 1: Match the words/ phrases (1-5) with the respective meanings. (4’)
|
- T asks ss to read the request and tell what they have to do.
- T asks Ss to work in pairs and guides them to focus on some key words to find the relation between each word/ phrase with its respective meaning, then match them with each other properly.
- T calls some Ss to share their answers with the whole class.
- T confirms the correct answers.
|
Answer key:
1. b
2. d
3. a
4. e
5. c
|
Task 2: Complete the sentences with the best answer. (4’)
|
- T designs this task into the form of questions with multiple choices, shows Ss the prepared slides and asks them to do this activity individually to finish five given sentences.
- T allows Ss to compare their answers with their partners, then asks some Ss to say their answers aloud among class, others can give correction if needed.
- T confirms the correct answers to the class.
|
Answer key:
1. A. on sale
2 .B. bargain
3. C. Internet access
4. A. home-grown
5. C. offline
|
3. ACTIVITY 2: PRACTICE (8’)
a. Objectives:
- To help Ss review adverbs of frequency in a new context
- To help Ss review the use of the present simple with future actions correctly
b. Content:
- Task 3: Complete each sentence with a suitable adverb of frequency.
- Task 4: Choose the correct sentence.
c. Outcomes:
- Remember adverbs of frequency and present simple with future meaning.
d. Organisation: Teacher’s instruction …
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES
|
CONTENTS
|
Task 3: Complete each sentence with a suitable adverb of frequency. (4’)
|
- T shows the whole class the pyramid chart with Vietnamese meaning and asks Ss to supply respective adverbs of frequency they have learn.
- T designs this task by giving 2 options for each question.
- Have Ss do this activity individually.
- Ask Ss to read the sentences and decide which adverb of frequency to use for each sentence.
- Call on some Ss to share their answers with the class.
- Confirm the correct answers as a class.
|
Answer key:
1. always
2. usually
3. never
4. often / usually
5. rarely
|
Task 4: Choose the correct sentence. (4’)
|
- T designs this task into the form of “Choosing the correct sentence”.
- T asks Ss to work in pairs to scan all the sentences from (1-5) and decide which sentence is correct.
- T asks Ss to say your answers aloud with a quick explanation for their choices.
- T confirms the correct answers and give more explanation if needed.
|
Answer key:
1. (a). The shuttle bus leaves every 15 minutes to take customers to parking lot.
2. (b) – Mum, what time is the show tonight? – Let me check.
3. (a) We can use these vouchers for the next shopping.
4. (b) The announcement says that the sale lasts for just two hours.
5. (a) We don’t have home economics next semester. We have music instead.
|
- ACTIVITY 3: PRODUCTION (22’)
a. Objectives:
- To encourage Ss to use their imagination to design their favourite shopping places and develop their presentation skill.
- To improve Ss’ teamwork and public speaking skills.
b. Content:
- Imagine a shopping place where Ss would like to go shopping there.
- Draw or collect similar pictures to that shopping place (Ss can also make powerpoint files to illustrate for their presentation).
- Present about their favourite shopping places to the whole class.
c. Outcomes: Present about Ss’ favourite shopping place naturally and fluently.
d. Organisation: Teacher’s instruction …
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES
|
CONTENTS
|
YOUR FAVOURITE SHOPPING PLACE
- T has already assigned & guided the project to the class from the first lesson of Unit 8 and checked their progress after each lesson.
- Groups of Ss need to prepare their illustrative posters/ powerpoint files and the content of their presentation at home.
- T lets students have some time to check their posters/ powerpoint files for the final time and make any adjustments if necessary.
- T has four groups of Ss show their posters / powerpoint files and present them on the stage, and T also asks other Ss to listen carefully their classmates’ presentations so that after each presentation they can make some related questions or give correct answers if they will be asked, or give some comments on your classmates’ performances.
- T asks the members of other groups to give comments base on the technique: (3-2-1) and give the score to every presentation of their classmate groups.
- T also gives some comments and scores for every group. The winner is the group with the highest score. Every group of Ss will receive a respective award with their ranking position.
|
- 4 groups of Ss perform their presentations of their own favourite shopping places with their posters/ powerpoint files in the stage. Remaining groups will show their product in next lesson or send videos to the teacher for comments and evaluation.
*Suggested presentations:
+ Group 1: Shopping at the floating market.
+ Group 2:Shopping at the supermarkets.
+ Group 3:Online shopping.
+ Group 4: Shopping at local markets.
|
- CONSOLIDATION (2’)
a. Wrap-up
- T asks some Ss to retell what they have learnt from the lesson:
+ Review the vocabulary about the topic of shopping;
+ Review the grammar about the usage of adverbs of frequency and present simple tense for future events.
b. Homework
- The groups haven’t performed their presentations directly in the class need to make videos to send to the teacher for comments and evaluation.
- Do futher exercises in Ss’ handouts.
- Prepare for new lessons: Unit 9: Natural disasters - Lesson 1: Getting Started (P.92-93).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYÊN ĐỀ